Nếu bạn có 300 triệu tiền nhàn rỗi nhưng ngại rủi ro không dám đầu tư vào các lĩnh vực khác như vàng, chứng khoáng hoặc bất động sản… thì gửi tiết kiệm ngân hàng là một gợi ý phù hợp để đảm bảo an toàn và sinh lời cho nguồn vốn đó. Vậy gửi tiết kiệm 300 triệu kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm thì được lãi suất bao nhiêu?
Có 2 hình thức gửi là: tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm không kỳ hạn. Do đó, bạn có thể lựa chọn tùy theo nhu cầu, khả năng cũng như mục đích tiết kiệm của bản thân.
Tiết kiệm không kỳ hạn
Tiết kiệm không kỳ hạn là gì? Tiết kiệm không kỳ hạn là hình thức tiết kiệm giúp bạn có thể rút tiền mà không cần báo trước. Tuy mang lại sự linh hoạt trong việc có thể rút tiền bất cứ lúc nào cần thiết. Lãi suất của tiết kiệm không kỳ hạn rất thấp hơn so với lãi suất của tiết kiệm có kỳ hạn.
Tiết kiệm có kỳ hạn
Còn đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, người gửi chỉ có thể rút tiền sau kỳ hạn gửi tiền nhất định như đã đăng ký thỏa thuận. Lãi suất của gửi tiết kiệm có kỳ hạn luôn được biết trước và cố định trong suốt thời gian gửi. Tuy khả năng tất toán tài khoản bị hạn chế, lãi suất của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn luôn cao hơn khi được tính dựa trên lãi suất tương ứng của kỳ gửi tiền. Nếu rút trước kỳ hạn đăng ký thì lãi suất chỉ được tính theo mức lãi suất của tiết kiệm không kỳ hạn
Hiện nay, các ngân hàng triển khai nhiều hình thức gửi tiết kiệm phù hợp với gói tài chính 300 triệu, trong đó 2 hình thức sau đây được coi là phù hợp và tối ưu nhất.
Gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại quầy: Với hình thức này, khách hàng sẽ cần ra trực tiếp các quầy giao dịch của ngân hàng. Tại đây bạn sẽ được nhân viên hướng dẫn trực tiếp từng bước nên việc hoàn thành thủ tục gửi tiết kiệm sẽ nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, lãi suất của hình thức này thấp hơn một chút so với gửi tiết kiệm có kỳ hạn online và khách hàng cần thu xếp thời gian để giao dịch vào giờ hành chính.
Gửi tiết kiệm có kỳ hạn online: Với hình thức này, khách hàng có thể mở gói tiết kiệm ngay tại nhà nhanh chóng và tiện lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại. Hơn nữa, hình thức gửi tiết kiệm này có mức lãi suất cao hơn so với gửi có kỳ hạn tại quầy. Tuy nhiên, gửi tiết kiệm có kỳ hạn online lại là một trở ngại với nhiều khách hàng không thành thạo về điện thoại hay các ứng dụng công nghệ.
Như vậy, mỗi hình thức gửi tiết kiệm sẽ có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Bạn có thể tùy ý lựa chọn để thuận tiện và phù hợp nhất với mình.
Gửi tiết kiệm tại quầy 300 triệu lãi suất bao nhiêu?
Để tính được tiền lãi khi gửi tiết kiệm 300 triệu thì khách hàng cần biết một số yếu tố ảnh hưởng đến mức lãi suất này, cụ thể như:
– Lãi suất ngân hàng áp dụng: Với mỗi ngân hàng sẽ áp dụng một biểu lãi suất khác nhau. Do đó, số tiền lãi sẽ phụ thuộc rất lớn vào % mức lãi suất mà ngân hàng đang huy động cho hình thức gửi tiết kiệm mà khách hàng chọn.
Thời điểm tất toán sổ tiết kiệm: Đây là yếu tố chính quyết định mức tiền Lãi mà bạn nhận được. Nếu bạn rút sổ trước Thời điểm đáo hạn thì ngân hàng sẽ áp dụng Lãi suất không kỳ hạn, rất thấp. Nếu bạn rút sổ khi đến hạn thì sẽ được nhận toàn bộ tiền Lãi theo mức Lãi suất cam kết ban đầu giữa bạn và ngân hàng.
-Kỳ hạn gửi tiết kiệm: Hiện nay các ngân hàng đang áp dụng nhiều kỳ hạn gửi tiết kiệm như 1, 3, 6, 9, 12, 24 tháng,… Mỗi kỳ hạn tương ứng với mức lãi suất khác nhau. Thông thường, các kỳ hạn dưới 12 tháng sẽ có lãi suất thấp hơn kỳ hạn trên 12 tháng.
-Hình thức lĩnh lãi: Các ngân hàng thường áp dụng 3 hình thức nhận lãi phổ biến là lĩnh lãi hàng tháng, lĩnh lãi cuối kỳ và lĩnh sau. Nếu khách hàng lựa chọn hình thức lĩnh lãi trước thì tiền lãi nhận được sẽ ít hơn.
Như vậy, tiền lãi gửi tiết kiệm 300 triệu sẽ phụ thuộc vào ngân hàng bạn lựa chọn, kỳ hạn gửi, thời điểm rút sổ và hình thức nhận lãi.
Cụ thể, nếu khách hàng lựa chọn gửi tiết kiệm 300 triệu tại ngân hàng Agribank lãi suất nhận được tùy thuộc vào việc bạn lựa chọn kỳ hạn dài hay ngắn và chính sách lãi suất tùy từng thời kỳ mà Agribank áp dụng.
Lãi suất mới nhất tại ngân hàng Agribank như sau:
Không kỳ hạn có lãi suất là: 0,1% trên năm
Kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng có lãi suất là: 3,10% trên năm
Kỳ hạn 3 tháng, 5 tháng có lãi suất là: 3,40% trên năm
Kỳ hạn 6 tháng, 9 tháng có lãi suất là: 4,00% trên năm
Kỳ hạn 12 tháng, 15 tháng, 24 tháng, 36 tháng có lãi suất là: 5,60% trên năm
Cách tính tiền lãi như sau:
Tiền lãi bằng số tiền gửi, nhân cho lãi suất, nhân số tháng gửi, rồi chia cho 12
hoặc số tiền gửi nhân cho lãi suất, nhân với số ngày gửi, rồi chia cho 365
Gửi 300 triệu với kỳ hạn 1 tháng, lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại quầy của Agribank kỳ hạn 1 tháng là 3,10 % thì tiền lãi sẽ là:
300 triệu nhân 3,10 % nhân 1 chia cho 12 bằng 775.000 đồng
Gửi 300 triệu với kỳ hạn 3 tháng, lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại quầy của Agribank kỳ hạn 3 tháng là 3.40 % thì tiền lãi sẽ là:
Lãi suất 3 tháng được tính như sau 300 triệu nhân 3.40 % nhân 3 chia cho 12 bằng 2.550.000 đồng. Như vậy lãi suất mỗi tháng là 850.000 đồng
Gửi 300 triệu với kỳ hạn 6 tháng, lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại quầy của Agribank kỳ hạn 6 tháng ở thời điểm hiện tại là 4.00 % thì tiền lãi sẽ là:
Lãi suất 6 tháng được tính như sau 300 triệu nhân 4.00 % nhân 6 chia cho 12 bằng 6.000.000 đồng. Như vậy lãi suất mỗi tháng là 1.000.000 đồng
Gửi 300 triệu với kỳ hạn 12 tháng, lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại quầy của Agribank kỳ hạn 12 tháng ở thời điểm hiện tại là 5.60 % thì tiền lãi sẽ là:
Lãi suất 12 tháng được tính như sau 300 triệu nhân 5,60 % bằng 16.680.000 đồng. Như vậy lãi suất mỗi tháng là 1.400.000 đồng
Bạn nên cân nhắc kế hoạch sử dụng tiền thực tế để lựa chọn kỳ hạn phù hợp. Nếu tình hình tài chính không ổn định, khách hàng nên chọn các kỳ hạn ngắn (Ví dụ: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng), và chọn chia nhỏ nhiều tài khoản tiết kiệm để khi cần tiền có thể rút một vài tài khoản, tránh bị mất lãi trên toàn bộ số tiền.
Bằng việc tách nhỏ sổ tiết kiệm, khi cần thiết, bạn chỉ cần rút 1 trong số những số tiết kiệm hiện có. Như vậy, bạn vẫn được hưởng đầy đủ lãi suất cho những sổ tiết kiệm còn lại.
Ví dụ: bạn có khoản tiền nhàn rỗi 300 triệu để gửi tiết kiệm. Thay vì gửi hết vào 1 tài khoản tiết kiệm duy nhất, bạn có thể chia ra làm 3 sổ với số dư 100 triệu mỗi sổ. Nếu ngày đáo hạn của sổ tiết kiệm chưa đến mà bạn cần gấp 100 triệu để chi tiêu, bạn chỉ cần tất toán 1 sổ tiết kiệm. 2 sổ còn lại vẫn tiếp tục được duy trì để nhận tiền lãi.